Hoa hồng leo là cây cảnh đẹp được nhiều người ưa chuộng trồng làm giàn leo tường, leo hàng rào, làm hoa vòm cổng hay trồng thành bụi đứng để làm đẹp cho cảnh quan vườn nhà. Hoa hồng leo khá phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là nơi có khí hậu ôn đới như Đà Lạt với nhiều màu sắc và kích thước đa dạng. Qua bài viết này, hãy cùng Hoa7ngay.net tìm hiểu đặc điểm và cách chăm sóc hoa hồng leo đúng cách nhé.
Đặc điểm và cách chăm sóc hoa hồng leo
Đặc điểm của hoa hồng leo
Hoa hồng leo là loại hoa thuộc nhóm thân gỗ, than leo, các cành buông rủ. Thân và cành cây hoa hồng leo có nhiều gai cong. Lá cây hoa hồng là lá kép lông chim. Ở các cuống có lá kèm nhẵn, mỗi lá thường có 3 – 5 hoặc 7 – 9 lá con. Xung quanh viền lá còn có nhiều răng cưa nhỏ, dày chi chít. Tùy loại hoa hồng mà răng cưa này nông hay sâu, lá màu đậm hay nhạt hoặc có thể có dạng lá khác nữa.
Hoa hồng leo là loài hoa được nhiều người yêu thích
Trên cụm hoa có thể có 1 hay hoặc một vài hoa tập trung ở cuống dài. Mỗi bông hoa hồng leo có nhiều cánh. Các cánh hồng cuộn tròn, xếp tròn thành nhiều vòng quanh một hình nón nhọn có dạng giọt nước mắt tròn ở giữa, siết chặt hay lỏng lẻo tùy loại.
Hoa hồng có mùi thơm nhẹ, cánh hoa mềm nên dễ bị dập nát. Trên mỗi cây, có thể có 1 màu hoa, nhưng nhiều khi cũng có thể có 2 màu cùng trên một bông hoa.
Cách chăm sóc hoa hồng leo
Tưới nước
Vào mùa khô, bạn nên tưới nước cho hoa hồng leo đều đặn 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn khi mát trời. Khi tưới nước, chỉ cần tưới ở quanh gốc, tránh tưới nước lên trên lá và hoa để đề phòng nấm và sâu bệnh hại.
Vào mùa đông, cách 2 – 3 ngày tưới nước 1 lần, lượng nước tưới ít lại do độ ẩm trong không khí vào thời điểm này tăng cao, nếu tưới nhiều sẽ dễ khiến cây bị ngập úng, dễ sâu bệnh. Đặc biệt, tuyệt đối không được tưới nước cho cây vào ban đêm, như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển.
Hoa hồng leo khá dễ trồng và dễ chăm sóc
Ánh sáng
Hoa hồng leo là loài hoa ưa ánh nắng mắt trời, thích hợp trồng ở những nơi mát mẻ, thoáng đãng, có thời gian chiếu sáng ít nhất 6 tiếng/ ngày. Tốt nhất, bạn nên đặt cây ở hướng Đông để có thể đón được ánh sáng mặt trời vào buổi sáng.
Cắt tỉa
Khi chăm sóc hoa hồng leo, nên thường xuyên tỉa bớt những cành nhỏ, khi hoa tàn nên tỉa bỏ một đoạn tầm 2 – 3 đốt lá vì những mầm ở đốt lá này sẽ làm cây yếu đi, khiến những bông hoa nửo ra bị nhỏ, tỉa bớt những mầm phụ.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Để phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả cho hoa hồng leo cần chú ý đến một số điểm sau:
– Khi tưới nước, tránh tưới nước trực tiếp lên hoa và lá, nhất là khi ban đêm, như vậy sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn gât hại hình thành và phát triển gây hư hại cho cây.
Chăm sóc đúng cách sẽ giúp hoa hồng leo phát triển tốt
– Nếu cây bị nhiễm nấm: Tiến hành xịt luân phiên một số loại thuốc trị nấm định kỳ 7 ngày.
– Cây bị bọ trĩ: Xịt thuốc Confidor 7-10 ngày/lần.
– Cây bị nhện đỏ: Xịt Alphamite 20 ngày/lần.
Hi vọng với những thông tin về đặc điểm và cách chăm sóc hoa hồng leo này, các bạn sẽ có được vườn hoa thật đẹp nhé.