Hoa cẩm chướng là loài hoa được nhiều người ưa chuộng. Mỗi dịp Tết đến xuân về nhiều gia đình thường cắm hoa cẩm chướng với mong muốn có một năm mới tràn đầy tình yêu và hạnh phúc. Qua bài viết này, hãy cùng Hoa7ngay.net tìm hiểu đặc điểm và cách chăm sóc hoa cẩm chướng nhé.
Đặc điểm và cách chăm sóc hoa cẩm chướng
Đặc điểm của hoa cẩm chướng
Cây hoa cẩm chướng thuộc họ Caryophyllaceae, cây có hoa rất đẹp, được nhiều người ưa thích trồng làm cảnh hay tặng quà. Cây cẩm chướng có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, được du nhập vào Việt Nam những năm đầu thế kỉ 20. Hoa cẩm chướng là cây thân thảo trồng ngoài trời. Cây có lá và hoa rất đẹp.
d
Cẩm chướng là loài hao được nhiều người yêu thích
Cây hoa cẩm chướng có thân mảnh, có nhiều đốt ngắn mang lá kép, thân cây gãy khúc nhiều, thân bò là chính, trên mặt lá có phấn trắng, hoa cẩm chướng có nhiều màu sắc, hoa đơn nhiều hơn hoa kép, có lông tơ nhỏ, ít bị sâu bệnh. Hoa cẩm chướng mọc đơn lẻ ở nách lá.
Cây hoa cẩm chướng thường là cây trồng trong sân vườn hoặc trồng bồn hoa, trong công viên, thông thường là sản xuất hoa cắt và thích hợp trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Cây hoa cẩm chướng trồng chậu làm cây trang trí nội thất, trồng chậu trang trí văn phòng hay làm quà tặng rất thích hợp.
Cách chăm sóc hoa cẩm chướng
Nhiệt độ
Cây hoa cẩm chướng sẽ đâm chồi ở nhiệt độ 18 độ C. Chú ý khi thời tiết quá lạnh nên để cây dưới mái hiên. Đợi bề mặt đất trong chậu khô mới tưới thêm nước. Nhiệt độ tốt nhất để hoa cẩm cướng phát triển tốt là 18-25 độ C.
Bạn nên trồng cẩm chướng tại nơi có đủ ánh nắng. Để cẩm chướng phát triển trước khi có sương giá. Mùa đông để cây dưới mái hiên nhà.
Cẩm chướng khá dễ trồng và dễ chăm sóc
Đất trồng
– Chọn đất trồng cẩm chướng phải cao ráo, đất tốt, nhiều mùn luống cao tránh nắng, luống rộng 1,2 – 1,5m, cao 20 – 25cm.
– Mật độ khoảng cách bằng trồng với khoảng 30 x 30cm, sau khi trồng, ở mỗi gốc cây cắm 1 que nhỏ, rồi buộc nhẹ cây vào que để bảo vệ. Sau khi trồng ta tưới nước phân chuồng loãng tỷ lệ 1/200; lượng N:P:K = 1:1:1, tưới thường xuyên 20 ngày/lần cho tới khi cây ra nụ.
Phòng ngừa sâu bệnh
Hoa cẩm chướng hay bị bệnh đốm và lở cổ rễ do vi khuẩn gây ra, nên cần phải xử lý đất bằng Falizan, và phu Batoudes khi phát bệnh.
Chăm sóc đúng cách sẽ giúp cẩm chướng nở đẹp
Tưới nước
Cây con sau khi trồng phải tưới nước đều đặn để bộ rễ và đất tiếp xúc, nâng cao tỉ lệ sống nhưng nếu đất quá ẩm dễ làm cho cây thối, nhiệt độ cao cũng vậy. Bạn nên tưới nước cho cây vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Để cây được ra hoa đẹp , nhanh, bạn nên tỉa nụ cho cây. Cẩm chướng đơn cần tỉa bỏ bớt những nụ hoa phụ. Hoa cẩm chướng tiêu chuẩn cần được ngắt bỏ những nụ bên để nụ hoa chính có cơ hội phát triển. Việc tỉa chồi và sửa hoa cẩm chướng vào ô lưới phải được thực hiện thường xuyên.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về cách chăm sóc hoa cẩm chướng nhé.